Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh

Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh

Các nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu gây ga hiện tượng nắng nóng kéo dài, hạn hán, và thời tiết khắc nghiệt làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh trên toàn thế giới. Các nhà môi trường đã cảnh báo rằng nếu nhiệt độ tăng lên đáng kể trong thế kỷ tới, nhiều nơi trên Trái Đất không thể ở được. Hàng triệu người phải di cư và làm tăng đáng kể nguy cơ xung đột bùng phát.

Các cuộc xung đột trùng với thiên tai và biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu Đức đã tiến hành phân tích thống kê sự liên quan giữa các cuộc xung đột vũ trang bùng nổ và biến đổi khí hậu từ giữa năm 1980 đến 2010. Theo đó, 1/4 các cuộc xung đột ở các nước trùng với thiên tai và biến đổi khí hậu. Do đó, sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, mùa màng thất bát, thiếu nước và lũ lụt cũng tác nhân gây ra chiến tranh.


Tiến sĩ Carl Schleussner thuộc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam Nghiên cứu Tác động Khí hậu, cho biết: “Thảm họa khí hậu không trực tiếp gây ra bùng nổ xung đột, nhưng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra cuộc xung đột bùng phát bắt nguồn từ bối cảnh cụ thể. Theo trực quan điều này sẽ xảy ra và bây giờ chúng ta có thể thấy ngay trên phương diện khoa học”.

Ý tưởng về mối liên hệ giữa xung đột và các thảm họa tự nhiên đã từng gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Một số nghiên cứu trước đây khẳng định không tìm thấy một liên kết nào giữa các cuộc chiến tranh với nhiệt độ. Tuy nhiên, với nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, những nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu từ các công ty bảo hiểm quốc tế Munich Re để chứng minh.

Tính đến nay trên toàn thế giới, tỷ lệ trùng hợp ngẫu nhiên giữa sự bùng nổ của các cuộc xung đột vũ trang và thiên tai là 9%. Nhưng, ở các nước bị chia rẽ sắc tộc, tỷ lệ này đã tăng lên khoảng 23%.

“Chúng tôi đã rất ngạc nhiên trước mức độ liên quan giữa hai yếu tố so với các đặc điểm khác như lịch sử xung đột, nghèo đói hoặc bất bình đẳng. Sự chia rẽ dân tộc có thể được coi là một dòng xung đột đã định hình trước khi các căng thẳng khác như thiên tai tác động vào thêm” - Tiến sĩ Jonathan Donges, người đồng sáng tác bài báo về nghiên cứu, nhận định.

Ngoài ra, nhiều nước châu Phi và Trung Á cũng là “một trong những khu vực bị chia rẽ nhất và biến chúng thành điểm nóng tiềm tàng nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang”. Trong khi mô hình khí hậu cũng cho thấy rằng các khu vực này có thể gia tăng đáng kể mối nguy hiểm.
 
Nghiên cứu cũng đưa ra khẳng định: “Phân tích gần đây về những hậu quả xã hội của hạn hán ở Syria và Somalia chỉ ra rằng các biến đổi khí hậu có thể đã góp phần vào sự bùng phát cuộc xung đột vũ trang hoặc các cuộc xung đột kéo dài ở cả hai nước. Tương tự như vậy, một đợt hạn hán kéo dài có thể có tác động tiêu cực đến cuộc xung đột đang diễn ra ở Afghanistan”.  

Theo nghiên cứu, nguyên nhân gốc rễ của những cuộc xung đột là “trường hợp cụ thể”, nhưng thảm họa thiên nhiên cũng có thể khuếch đại những căng thẳng xã hội đang tồn tại và tiếp tục gây bất ổn cho một số các khu vực dễ xảy ra xung đột trên thế giới”.

Các nhà môi trường đã cảnh báo rằng nếu nhiệt độ tăng lên đáng kể trong thế kỷ tới, nhiều nơi trên Trái Đất không thể ở được. Hàng triệu người phải di cư và làm tăng đáng kể nguy cơ xung đột bùng phát.

Nội chiến và xung đột sẽ tăng lên đến năm 2030

Trước đây những nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu với các cuộc chiến tại châu Phi chỉ tập trung vào lượng mưa. Nhưng mới đây các nhà khoa học của Đại học California và Đại học Stanford (Mỹ) đã phân tích cả dữ liệu về lượng mưa, nhiệt độ và số lượng các cuộc xung đột vũ trang tại châu Phi từ năm 1981 tới 2002.

Theo New Scientist, nhóm nghiên cứu nhận thấy có một mối liên hệ chặt chẽ giữanhiệt độ và nguy cơ xung đột vũ trang. Trong những giai đoạn mà nhiệt độ trung bình tăng thì số lượng các cuộc chiến cũng leo thang. Các tính toán dựa trên mô hình khí hậu cho thấy, nguy cơ chiến tranh sẽ tăng lên 54% trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2030, với số người chết tăng thêm 393.000. Marshell Burke và David Lobell, hai trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng lượng khí thải sẽ không giảm trong ngắn hạn nên nhiệt độ trái đất còn tăng và các cuộc chiến trong tương lai sẽ thảm khốc như hiện nay.

Nhiều nhà khoa học khác đồng ý rằng sự thay đổi nhiệt độ có thể tác động tới nguy cơ chiến tranh, song họ không nghĩ mối tương quan lại mạnh đến thế. “Tôi hoài nghi kết luận của Burke và Lobell”, Peter Brecke, một chuyên gia của Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), phát biểu.

Cullen Hendrix, một nhà khoa học chính trị của Đại học North Texas (Mỹ), cho rằng có nhiều vấn đề có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu của Burke và Lobell. Thứ nhất, nghiên cứu tập trung vào giai đoạn mà số lượng các cuộc chiến cao hơn hẳn so với những giai đoạn khác. Thứ hai, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các cường quốc đã cắt viện trợ dành cho châu Phi khiến nhiều nước ở lục địa đen rơi vào cảnh nội chiến. Như vậy sự tăng nhiệt độ không phải là nhân tố hàng đầu dẫn tới nguy cơ chiến tranh.

“Chúng tôi rất vui nếu ai đó chứng minh rằng chúng tôi sai. Nhưng mối liên hệ giữa nhiệt độ và nguy cơ chiến tranh vẫn rất chặt chẽ ngay cả khi chúng tôi loại trừ các yếu tố khác, như mức độ dân chủ và thực trạng kinh tế”, Lobell và Burke tuyên bố.

Burke và Lobell cho rằng khi nhiệt độ tăng, sản lượng lương thực sẽ giảm do cây trồng sinh trưởng kém hơn. Ngoài ra năng suất lao động trong nhiều ngành kinh tế khác cũng giảm. Tình trạng đó khiến kinh tế tụt dốc.

Khi nền kinh tế suy yếu, căng thẳng xã hội và nguy cơ xung đột sẽ tăng. Sự ấm lên toàn cầu cũng khiến số lượng nguồn nước ngọt giảm dần. Trong tương lai tranh chấp nguồn nước sẽ trở thành một trong những nguyên nhân gây mâu thuẫn giữa các quốc gia.

 

Tác giả bài viết: Phạm Thị Ngọc Bích (cập nhập)

Nguồn tin: moitruong.com.vn

Đừng bỏ lỡ

LIÊN KẾT WEBSITE

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

BẢN ĐỒ HƯNG YÊN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập: 5

Hôm nay: 2959

Tổng lượt truy cập : 4960992

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI HƯNG YÊN

Địa chỉ: Số 01 Đường Nguyễn Lương Bằng - P. Hiến Nam - TP. Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên

Số điện thoại: 02213.3512388/ 02213.3511068