Những đổi thay của xã Hòa Phong – Thị xã Mỹ Hào trong xây dựng nông thôn mới.

Những đổi thay của xã Hòa Phong – Thị xã Mỹ Hào trong xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh những thuận lợi sẵn có của xã cũng như sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên, khi thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Hòa Phong đã gặp không ít khó khăn.

Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai cao song chưa ổn định; các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa phát triển đáp ứng yêu cầu thực tế; cơ cấu lao động còn bất hợp lý, tỷ trọng lao động hoạt động trong nông nghiệp còn cao. Lao động chủ yếu của xã là lao động phổ thông, hạn chế trong việc tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất.

Nhìn nhận được thực tế của địa phương, toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân của xã đã nỗ lực phấn đấu. Đến nay, xã Hòa Phong đã có những biến đổi rõ rệt.

Các tuyến đường trục xã và đường từ trung tâm xã đến đường thị xã rộng 5m-7m trở lên, được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. Đường trục thôn, đường liên thôn rộng 3,5m trở lên, được bê tông, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. Đường ngõ, xóm, rộng 2,0 -2,5m trở lên được bê tông hóa, sạch sẽ và không lầy lội vào mùa mưa. Đường trục chính nội đồng, rộng từ 3m trở lên được bê tông hóa và cứng hóa, đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm. Làm tốt công tác quản lý, lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn, chiếu sáng, trồng bổ sung cây xanh, đường hoa, giải tỏa vật cản, rác thải, không để lòng đường bị lấn chiếm, lề đường, vỉa hè bị che khuất tầm nhìn

Trong những năm qua cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, người nghèo đã được giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần. Các hộ nghèo nhìn chung chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các quy định của địa phương, tích cực lao động sản xuất khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Tổng số hộ nghèo của xã năm 2019 và 2020 đã giảm còn 40 hộ chiếm 1,26 %.

Hàng năm, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, Trạm y tế xã thường xuyên được tăng cường hỗ trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và nhân lực, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; 100% trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng; không để xảy ra dịch bệnh và các vụ ngộ độc thực phẩm; công tác quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân được thực hiện theo quy định. Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

 


Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới được nhân dân hưởng ứng tích cực, xã thường xuyên vận động nhân dân thực hiện quy ước làng văn hóa, giữ gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển tốt.

Xã có 7/7 thôn (đạt 100%) được công nhận và giữ vững danh hiệu làng văn hóa.

Toàn xã có 3.182/3.182 hộ sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy định, đạt tỷ lệ 100% (trong đó có 2.452/3.182 hộ sử dụng nước sạch của nhà máy nước sạch  đạt tỷ lệ 77.05 %; số hộ còn lại sử dụng nước giếng khoan, nước mưa đã qua hệ thống xử lý lắng, lọc đảm bảo hợp vệ sinh);  Ngoài ra các hộ còn sử dụng máy lọc nước RO cỡ nhỏ để lọc lại nước sử dụng cho ăn uống của hộ gia đình là 98%. Chất lượng nước được đảm bảo.

Về cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.

Toàn xã có 1.425 cơ sở sản xuất, hộ làm nghề, kinh doanh dịch vụ (bao gồm sản xuất đục trạm gỗ, đóng giường tủ,… kinh doanh gỗ, sửa chữa xe máy, cắt tóc gội đầu, rửa xe, kinh doanh ăn uống, làm đậu, làm bánh, nấu rượu…). Tất cả các cơ sở, hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã đã ký cam kết bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư. Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đã nghiêm túc chấp hành nội dung cam kết bảo vệ môi trường, phân loại và xử lý chất thải theo quy định chấp hành đúng các nghĩa vụ về bảo vệ môi trường.

Các hộ sản xuất, kinh doanh thực hiện việc thu gom, phân loại chất thải trước khi vận chuyển đi xử lý; nước thải được xử lý qua hệ thống bể tự hoại; Các hộ chăn nuôi đều có hầm Biogas để xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi; các hộ chăn thả cá chấp hành nghiêm túc các quy định trong quá trình hoạt động không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng. Thường xuyên làm công tác tiêu độc khử trùng, định kỳ phun chế phẩm diệt ruồi, muỗi và không có phản ánh của các hộ xung quanh.

Tác giả bài viết: Phạm Thị Ngọc Bích (cập nhật)

Nguồn tin: Văn phòng điều phối NTM tỉnh

Đừng bỏ lỡ

LIÊN KẾT WEBSITE

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

BẢN ĐỒ HƯNG YÊN

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập: 5

Hôm nay: 2959

Tổng lượt truy cập : 4960992

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI HƯNG YÊN

Địa chỉ: Số 01 Đường Nguyễn Lương Bằng - P. Hiến Nam - TP. Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên

Số điện thoại: 02213.3512388/ 02213.3511068